(“Ah, vous dirai-je, Maman,” tên quen thuộc “Twinkle, Twinke Little Star”)

Từ những năm 1600, người chơi piano đã trình diễn bản nhạc dựa trên mẫu chủ đề và những biến thể (theme and variations). Một chủ đề (theme) và những biến thể (variations) là một chuỗi của các biến thể của một giai điệu cho trước. Mặc dù một vài chủ đề và những biến thể được chơi ngẫu hứng trên bàn phím, nhiều nhà soạn nhạc trong nhiều năm đã viết một tập hợp của những biến thể cho một bản nhạc phổ biến, một điệu hợp xướng hoặc một chủ đề họ (hoặc ai đó) đã soạn ra.

Những biến thể đã được soạn ra bằng cách sửa lại nhịp điệu (rhythm), giai điệu (melody) hoặc hòa âm (harmony) (hoặc cả ba) của chủ đề. Ví dụ, nhịp điệu có thể được sửa đổi bằng cách thay đổi loại nhịp từ 4/4 sang 3/4, hoặc giai điệu có thể biến đổi bằng cách đổi từ tông trưởng sang tông thứ hoặc ngược lại. Năm 1778 ở tuổi thứ 22, Wolfgang Amadeus Mozart đã soạn một bộ gồm 12 biến thể trên chủ đề “Ah, vous dirai-je, Maman” (còn được biết dưới tên “Twinkle, Twinkle, Little Star”) trên piano. (Chữ “K” xuất hiện ở tiêu đề của bản soạn của Mozzart là chữ viết tắt cho Köchel – Ludwig von Köchel là danh mục xếp theo thứ tự hơn 600 bài soạn nhạc của Mozart.)

Bản soạn cho chủ đề này được trình bày bên dưới là mỗi trích đoạn của 12 biến thể. Nghiên cứu những đoạn nhạc để thấy những sự khác biệt ở mỗi biến thể. Một số điểm nổi bật của những đặc tính độc đáo của chủ đề và mỗi biến thể. Sau đó, nghe đoạn ghi âm của từng bài để nghe những gì bạn thấy và những gì bạn nghe. Khi bạn lắng nghe mỗi biến thể và theo dõi bản nhạc, xem nếu bạn vẫn nghe thấy chủ để ngay cả khi nó là biến thể.

Chủ đề: Giai điệu tương tự với bài “Twinkle, Twinke Little Star” được trình bày ở tông Đô trưởng (C major) và loại nhịp 2/4.

Chủ đề

Biến thể 1: Tay phải chơi giai điệu, nhưng nó được thêm bằng cách chạy nốt móc đôi.

Biến thể 01

Biến thể 2: Bây giờ tay trái trình diễn chạy nốt móc đôi, nhưng giai điệu được nghe ở tay phải.

Biến thể 02

Biến thể 3: Tay phải chơi giai điệu ở sơ đồ liên ba đơn.

Biến thể 03

Biến thể 4: Bây giờ tay trái chơi sơ đồ liên ba đơn, nhưng giai điệu được nghe ở tay phải.

Biến thể 04

Biến thể 5: Tay phải trình diễn giai điệu, nhưng chơi ở mẫu phách yếu (off-beat patterns)

Biến thể 05

Biến thể 6: Giai điệu trong định dạng hợp âm được đặc trung ở phần tay phải trong khi tay trái chơi chạy nốt móc đôi.

Biến thể 06

Biến thể 7: Giai điệu được nghe trong thang âm ở tay phải.

Biến thể 07

Biến thể 8: Giai điệu được chơi ở tông đô thứ và đó là sự mô phỏng giữa tay trái va tay phải.

Biến thể 08

Biến thể 9: Giai điệu được chơi ngắt âm (staccato).

Biến thể 09

Biến thể 10: Tay trái chơi giai điệu với tay phải thêm những nốt móc đôi.

Biến thể 10

Biến thể 11: Tốc độ chậm và tay phải chơi giai điệu như một phong cách hát.

Biến thể 11

Biến thể 12: tốc độ bắt đầu như “vật trang trí” giai điệu được đặc trưng bằng tay phải và tay trái chơi những nốt chạy nhanh.

Biến thể 12

Người dịch: Lê Trung Hoàng

Bài gốc